Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Tranh quả phật thủ phong thủy

Phật thủ là một loại quả có hình thù kỳ lạ, trông giống như bàn tay với các ngón tay khum khum, do vậy mà dân gian gọi tên nó là quả phật thủ (tay phật). theo phong cách của tranh phong thuy


Biểu tượng tranh phong thủy: Tranh quả phật thủ

Người xưa quan niệm rằng, Phật có thể ban cho con người hạnh phúc vô hạn, phật thủ cũng sẽ mang lại cho con người hạnh phúc. Do vậy, quả phật thủ mang ý nghĩa chúc phúc.

Bức họa quả phật thủ và con dơi mang ý nghĩa chúc phúc với hàm ý mong muốn con người luôn nhân được nhiều phúc phần.

Bức tranh hoa quả phật thủ, cây đào, cây lựu và chim én mang ý nghĩa biểu thị sự cát tường đến ngôi nhà.
Bức họa phật thủ, cây đào và thạch lựu biểu thị ý nghĩa “Tam đa” tức nhiều phúc, nhiều thọ, nhiều con.

Phật thủ tượng trưng cho hạnh phúc, cây đào tượng trưng cho trường thọ, thạch lựu tượng trưng cho con cháu đông đúc. Chim én biểu thị cho cát tường vào nhà.

Bức tranh vẽ quả Phật thủ và bướm mang lại ý nghĩa cát tường cho cầu chúc được trường thọ, sống qua tuổi 80, vì chữ “điệp” trong “hồ điệp” (con bướm) và chữ “điệp” (người già trên 70 tuổi) đồng âm.

Cách sử dụng:

Những bức tranh trang trí vẽ quả phật thủ nên treo ở vị trí cát lợi trong ngôi nhà.

Khi quả phật thủ được vẽ cùng với các loài vật mang ý nghĩa cát tường khác thì có thể tham chiếu những điều phù hợp và không phù hợp của các vật mang ý nghĩa cát tường đó.

Ví dụ như, khi bức tranh vẽ quả phật thủ và bướm hồ điệp thì có thể tham khảo những điều cần lưu ý khi treo tranh về loài bướm.

Chọn tranh phong thủy hợp với tuổi

Tranh Phong Thuy là một loại tranh được thiết kế đặc biệt cho ngành Phong Thủy



 Bởi vì ngoài tác dụng trang trí, nó còn có tác dụng điều hòa sinh khí, mang lại tài lộc, sức khỏe, thịnh vượng cho căn nhà, đồng thời chấn tà khí, xua đuổi những điềm dữ, điềm hung. Sở hữu một bức tranh Phong Thủy trong nhà, chủ nhà vừa cảm thấy an tâm để làm ăn, lại có thêm một tác phẩm nghệ thuật giúp ngôi nhà trở nên quyến rũ và hấp dẫn hơn.

Mỗi bức tranh Phong Thuỷ được thiết kế riêng cho từng người, dựa theo Niên Mệnh, Tứ Trụ Mệnh và Âm Dương bản thể của người đó. Nó sẽ giúp cân bằng về Ngũ Hành cũng như Âm Dương cho chủ nhân, vì bất kỳ cái gì trong tự nhiên thiên lệch cũng là không tốt. Nếu như chủ nhân quá vượng Âm thì bức tranh nên thuộc Dương để cân bằng, hay nếu như Tứ trụ mệnh thiếu Mộc khí thì bức tranh nên có hành Mộc để cân bằng lại.

Dưới đây là một mẫu Tranh Phong Thủy cho:
+ Nam mệnh
+ Sinh giờ Thìn, ngày 21 tháng 8 năm 1988 (DL)
+ Tứ Trụ Mệnh: Bính Thìn, Mậu Thân, Canh Thân, Mậu Thìn


Từ Tứ Trụ Mệnh của đương số (Bính Thìn, Mậu Thân, Canh Thân, Mậu Thìn), ta phân tích theo Âm Dương và Ngũ Hành. Theo nguyên lý Tàng Can Ẩn Chi, ta có được kết quả:
+ Đương số vượng dương, với tỷ lệ Âm / Dương = 1/3
+ Tỷ lệ ngũ hành: Kim: 3; Thủy: 4; Mộc: 2; Hỏa: 1; Thổ: 6

Như vậy, bức tranh Phong Thuỷ cần có các hành Hoả, hành Mộc và thuộc Âm thể để giúp cân bằng, trung hoà với thân chủ. Có thể chọn bức tranh như dưới đây giúp đảm bảo các yếu tố đó:
+ Cành hoa đào với các thân cây uốn lượn thuộc Mộc khí
+ Cánh hoa đào nở xoè màu hồng, cùng các nhánh cành nhọn hướng lên tượng trưng cho Hoả khí.
+ Tông màu chủ đạo của cả bức tranh là một nền màu tối, cành hoa đào cũng ở trạng thái tĩnh, là các yếu tố của Âm thể